Phỏng dịch từ bài The History of Cancer from NCI. Một số thuật ngữ y học có thể không sát do người dịch không thông thạo về y học, bạn đọc có thể tìm đọc bản gốc tại website của NCI.
Sự tiến triển của trị liệu: trị liệu hướng mục tiêu
Đến tận những năm cuối 1990, hầu hết tất cả các thuốc sử dụng trong trị pháp ung thư (trừ liệu pháp nội tiết) hoạt động bằng cách tiêu diệt tế bào đang trong quá trình nhân đôi DNA và phân chia thành hai tế bào mới. Các thuốc trị liệu hoá học cũng tiêu diệt các tế bào thường, nhưng có hiệu quả tiêu diệt cao hơn với các tế bào ung thư.
Các trị liệu hướng mục tiêu hoạt động bằng cách gây ảnh hưởng lên quá trình điều khiển sinh trưởng, phân chia, và lan rộng của tế bào ung thư cũng như các tín hiệu gây chết tế bào tự nhiên (là cách chết mà tế bào trong cơ thể thường thực hiện khi chúng bị phá huỷ hoặc già cỗi). Liệu pháp hướng mục tiêu hoạt động theo một vài cách khác nhau.
Ức chế tín hiệu sinh trưởng
Các tác nhân sinh trưởng là các hợp chất giống như các chất nội tiết thông báo đến tế bào khi nào chúng được lớn và phân chia. Vai trò của chúng trong sự phát triển bào thai và tái tạo các mô bị thương được biết đến lần đầu vào những năm 1960. Sau đó, người ta nhận ra rằng khuôn dạng bất thường của các nhân tố sinh trưởng hoặc mức cao bất thường của các nhân tố sinh trưởng này góp phần vào sự phát triển và lan rộng của tế bào ung thư. Các nhà nghiên cứu cũng bắt đầu hiểu tế bào nhận ra và phản ứng với những nhân tố này thế nào, và làm thế nào chúng truyền tín hiệu tín hiệu gây ra các đặc điểm bất thường thấy ở tế bào ung thư vào bên trong tế bào. Sự thay đổi ở những đường mòn tín hiệu này (signal pathway) đã được xác nhận là một nguyên nhân của biểu hiện bất thường ở tế bào ung thư.
Những năm 1980, các nhà khoa học nhận ra rằng nhiều nhân tố sinh trưởng và các hợp chất chịu trách nhiệm nhận diện và phản ứng với chúng thực ra là sản phẩm của các oncogene. Những liệu pháp hướng mục tiêu kiềm chế các tín hiệu sinh trưởng đâu tiên bao gồm trastuzumab (Herceptin), gefitinib (Iressa), imatinib (Gleevec), và cetuximab (Erbitux). Nghiên cứu gần đây đã thể hiện những hứa hẹn lớn của những liệu pháp này đối với một vài trong số những dạng ung thư nguy hiểm khó trị, chẳng hạn ung thư phổi không phải loại tế bào nhỏ (non small cell lung cancer), ung thư thận tình trạng nguy cấp (advanced kidney cancer), và u nguyên bào đệm (glioblastoma). Thế hệ trị pháp hướng mục tiêu thứ hai, như dasatinib(Sprycel) và niloinib (Tasigna), đã cho thấy phản ứng nhanh và mạnh hơn ở nhiều loại ung thư, và bệnh nhân chịu thuốc tốt hơn.
Các chất kiềm chế sự tạo mạch
Sự tạo mạch (angiogenesis) là sự hình thành các mạch máu. Thuật ngữ xuất phát từ hai từ Hy Lạp: angio, nghĩa là "mạch máu", và genesis, nghĩa là "bắt đầu". Thường thì đây là một quá trình lành mạnh. Các mạch máu mới, chẳng hạn, giúp cho cơ thể chữa lành vết thương và sửa chữa các mô bị phá huỷ. Nhưng ở một người mang u, cũng quá trình này sinh ra nhưng mạch máu rất nhỏ, mới, mang máu cũng cấp đến khối u và cho phép nó phát triển.
Các nhân tố chống hình thành mạch máu là dạng trị liệu hướng mục tiêu sử dụng thuốc hoặc các hợp chất khác để ngăn chặn các khối u tạo mạch máu cần cho sinh trưởng của chúng. Khái niệm này lần đầu tiên được đề xuất bởi Judah Folkman vào những năm 1970, nhưng mãi đến năm 2004 chất kiềm chế sự tạo mạch đầu tiên, bevacizumab (Avastin), mới được khuyến khích. Hiện được sử dụng để trị chữa ung thư giai đoạn nguy cấp (advanced) ruột kết, thận và phổi, bevacizumab cũng đang được nghiên cứu làm trị liệu cho nhiều dạng ung thư khác. Rất nhiều loại thuốc mới ngăn chặn sự hình thành mạch máu đã xuất hiện kể từ năm 2004.
Thuốc kích thích tự huỷ tế bào
Tự huỷ (apoptosis) là một quá trình tự nhiên qua đó tế bào với DNA bị phá huỷ quá mức có thể sửa chữa - chẳng hạn các tế ung thư - có thể bị ép buộc chết. Nhiều trị liệu ung thư (bao gồm cả xạ trị và hoá trị) gây ra những biến đổi của tế bào mà kết cục dẫn đến tự huỷ tế bào. Tuy nhiên các thuốc hướng mục tiêu trong nhóm này có sự khác biệt, bởi vì chúng hướng đặc thù đến các chất trong tế bào nắm giữ điều khiển sự sống còn hoặc chết của tế bào.
(còn tiếp)
No comments:
Post a Comment